Công bố thực phẩm

Công bố sản phẩm là một thủ tục quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Ngoài việc tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý, công bố sản phẩm còn thể hiện cam kết về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng và đối tác. 2BISO cung cấp dịch vụ tư vấn công bố chất lượng sản phẩm trọn gói từ A – Z, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thời gian tối đa để tập trung nguồn lực vào phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Những sản phẩm cần thực hiện Tự công bố sản phẩm

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn,
  • Phụ gia thực phẩm (trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trọng thực phẩm),
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Những sản phẩm cần thực hiện Đăng ký bản công bố sản phẩm

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Quy trình thủ tục tự công bố sản phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố bao gồm:

  1. Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 01 phụ lục I ban hành kèm theo Nghi định 15/2018/NĐ-CP);
  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất trong nước);
  3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm còn hiệu lực trong vòng 12 tháng (tại PTN được chỉ định hoặc được công nhận ISO 17025);
  4. Thông tin khác về sản phẩm: bao bì, mẫu nhãn sản phẩm, nhãn phụ,…

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền;

Bước 3: Khắc phục, bổ sung hồ sơ nếu còn thiếu hoặc chưa đúng;

Bước 4: Sau 05-07 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ đăng tải lên cổng thông tin điện tử.

Quy trình thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố bao gồm:

  1. Bản công bố sản phẩm (Mẫu số 02 phụ lục I ban hành kèm theo Nghi định 15/2018/NĐ-CP);
  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất trong nước) hoặc giấy chứng nhận lưu hành tự do/ chứng nhận xuất khẩu/ chứng nhận y tế (đối với nhập khẩu)
  3. Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm, thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
  4. Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm còn hiệu lực trong vòng 12 tháng (tại PTN được chỉ định hoặc được công nhận ISO 17025);
  5. Thông tin khác về sản phẩm: bao bì, mẫu nhãn sản phẩm, nhãn phụ,…
  6. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước (hoặc nhập khẩu) là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền;

Bước 3: Khắc phục, bổ sung hồ sơ nếu còn thiếu hoặc chưa đúng;

Bước 4: Sau 07-21 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ đăng tải lên cổng thông tin điện tử.

Những lưu ý khi thực hiện công bố sản phẩm

Khi thực hiện thủ tục công bố sản phẩm, doanh nghiệp thường mắc phải một số lỗi dẫn đến việc công bố không thành công hoặc mất nhiều thời gian để khắc phục, sửa lại hồ sơ. Việc này gây lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp. Một số lưu ý doanh nghiệp cần biết:

  • Thành phần hồ sơ tự công bố hoặc đăng ký bản tiếp nhận công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
  • Các chỉ tiêu thử nghiệm phải được lên danh sách đúng, đầy đủ theo quy định đối với từng sản phẩm.
  • Bao bì, nhãn mác và các tài liệu khác có liên quan đến sản phẩm nhập khẩu phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
  • Các hồ sơ tài liệu đính kèm phải còn hiệu lực cho đến thời điểm nộp hồ sơ
  • Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm với hồ sơ do mình công bố. Do đó, các thông tin công bố cần phải được kiểm tra chính xác.
  • Để tránh mất thời gian, doanh nghiệp cần xác định đúng cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm.

Dịch vụ công bố sản phẩm (thực phẩm) trọn gói của 2BISO

Bước 1 – Tiếp nhận thông tin, tư vấn chi tiết các quy trình, thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị

2BISO tiếp nhận yêu cầu của doanh nghiệp, kiểm tra, phân loại sản phẩm, hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung các giấy tờ cần thiết.

Bước 2 – Xây dựng chỉ tiêu và gửi mẫu kiểm nghiệm

2BISO sẽ lên danh sách các chỉ tiêu cần thử nghiệm theo đúng yêu cầu về an toàn thực phẩm và quy chuẩn kỹ thuật liên quan. Sau đó, 2BISO sẽ tiến hành gửi mẫu đến Phòng thử nghiệm được chỉ định/ công nhận. Kết quả thử nghiệm được nhận sau 03-07 ngày làm việc (tùy mẫu, số lượng sản phẩm)

Bước 4 – Soạn thảo bộ hồ sơ hoàn chỉnh

2BISO tiến hành soạn thảo, chuẩn hóa bộ hồ sơ đúng từ đầu để tránh trường hợp phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần gây mất thời gian, công sức của doanh nghiệp.

Bước 5 – Thay mặt doanh nghiệp đóng phí và nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý có thẩm quyền

Sau khi đã có bộ hồ sơ hợp lệ, 2BISO tiến hành nộp hồ sơ, đóng phí theo quy định, làm việc với cơ quan quản lý đến khi công bố thành công.

Bước 6 – Thông báo kết quả 

2BISO theo dõi, xử lý và thông báo kết quả công bố sản phẩm đến doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh
  • Mẫu kiểm nghiệm sản phẩm (Nếu doanh nghiệp chưa đi kiểm nghiệm – Thời gian kiểm nghiệm 5 – 7 ngày);
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (sản xuất trong nước) (nếu có)
  • Nhãn dự thảo (nếu có).

Mặc dù thủ tục công bố không quá phức tạp nhưng không ít doanh nghiệp công bố không thành công hoặc phải thực hiện nhiều lần do không nắm rõ quy đinh. 2BISO sẽ giúp doanh nghiệp công bố sản phẩm một cách nhanh chóng để doanh nghiệp thuận lợi đưa sản phẩm ra thị trường.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn công bố sản phẩm. 2BISO là địa chỉ tin cậy mà khách hàng lựa chọn.

Bài viết mới nhất

Loading