TẢI QCVN 2:2021/BKHCN VỀ MŨ BẢO HIỂM CHO NGƯỜI ĐI MÔ TÔ, XE MÁY

QUY CHUẨN VỀ MŨ BẢO HIỂM QCVN 2-2021-BKHCN

QCVN 2:2021/BKHCN thay thế QCVN 2:2008/BKHCN.
QCVN 2:2021/BKHCN do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 04/2021/TT-BKHCN ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tải Quy chuẩn tại đây: QCVN 2:2021/BKHCN PDF

Ngày 15/6/2021, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BKHCN về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy QCVN 2:2021/BKHCN”. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (QCVN 2:2021/BKHCN). Với một số quy định như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định mức giới hạn của quy định kỹ thuật đối với mũ
bảo hiểm dùng cho người đi:

  • Xe mô tô;
  • Xe gắn máy;
  • Xe đạp máy;
  • Xe máy điện;
  • Xe đạp điện và các loại xe tương tự

Gọi chung là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy và dưới đây viết tắt là mũ và các quy định quản lý chất lượng mũ trong sản xuất, nhập khẩu và lưu thông, phân phối.
Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với các loại mũ chuyên dùng, các loại mũ dùng cho các môn thể thao đua xe hoặc các loại phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt khác.

2. Phân loại:

Mũ bảo hiểm được phân loại theo vùng che phủ, quy định có 4 loại là:

  • Mũ che nửa đầu;
  • Mũ che ba phần tư đầu
  • Mũ che cả đầu và tai;
  • Mũ che cả đầu, tai và hàm

3. Cỡ, kích thước, thông số cơ bản:

Cỡ, thông số, kich thước cơ bản của mũ phải thực hiện theo Điều 4 của TCVN 5756:2017.

Ngoài ra, Quy chuẩn cũng quy định kích thước lưỡi trai: Kích thước lưỡi trai (nếu có) tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai (trên mặt phẳng đối xứng của mũ) không được lớn hơn:

  • 70 mm đối với lưỡi trai rời tháo lắp được;
  • 50 mm đối với lưỡi trai liền khối với vỏ mũ

4. Quy định kỹ thuật:

Thông tin chi tiết xem tại đây: QCVN 2:2021/BKHCN PDF

5. Quy định ghi nhãn:

Trên mũ và trên bao bì của mũ phải ghi nhãn theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa. Nội dung bắt buộc của nhãn bao gồm:

  •  Tên hàng hóa: “Mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy”;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Cỡ mũ: Chu vi vòng đầu;
  • Tháng, năm sản xuất;
  • Kiểu mũ;
  • Định lượng (Khối lượng mũ và dung sai khối lượng);
  • Hướng dẫn sử dụng;
  • Thông tin cảnh báo nếu có.

6. Quy định về dấu hợp quy CR:

  •  Hình dạng và kích thước của dấu hợp quy CR theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN);
  • Dấu hợp quy CR phải được thể hiện kèm theo tối thiểu các thông tin: tên viết tắt (có thể kèm lôgô) của tổ chức chứng nhận, số của giấy chứng nhận.

Thông tin chi tiết quy chuẩn về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy xem tại đây: QCVN 2:2021/BKHCN PDF

 

 

Loading

Đánh giá bài viết

Trả lời

Contact Me on Zalo