QCVN 12-3:2011/BYT về bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Lời nói đầu

QCVN 12-3:2011/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao bì và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 34/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chi tiết Quy chuẩn QCVN 12-3:2011/BYT (PDF) tại đây: QCVN 12-3_2011_BYT.

I.QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) QCVN 12-3:2011/BYT quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi tắt là bao bì, dụng cụ kim loại).

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn QCVN 12-3:2011/BYT áp dụng đối với:
2.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các sản phẩm bao bì, dụng cụ kim loại.
2.2. Cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức cá nhân có liên quan khác.

3. Giải thích từ ngữ

3.1 Dung dich ngâm thôi: là dung dịch dùng để ngâm mẫu thử

II.YÊU CẦU KỸ THUẬT

Thử thôi nhiễm
Chỉ tiêu kiểm
tra
Điều kiện ngâm thôi Dung dịch ngâm thôi Giới hạn tối đa
Arsen 600C trong 30 phút[5] Nước[3] 0,2 μg/ml
600C trong 30 phút Dung dịch acid citric
0.5%
[4]
Cadimi 600C trong 30 phút[5] Nước[3] 0,1 μg/ml
600C trong 30 phút Dung dịch acid citric
0.5%
[4]
Chì 600C trong 30 phút[5] Nước[3] 0,4 μg/ml
600C trong 30 phút Dung dịch acid citric
0.5%
[4]
Phenol 600C trong 30 phút[5] Nước 5 μg/ml [8]
Formaldehyd Âm tính [8]
Cặn khô 250C trong 1 giờ Heptan[1] , [6] 30 µg/ml [8]

 

600C trong 30 phút Ethanol 20% [2]
600C trong 30 phút[5] Nước[3] , [7]
Acid acetic 4% [4]
Epichlorohydrin 250C trong 2 giờ Pentan 0,5 μg/ml [8] , [9]
Vinylchlorid Không quá 50C trong 24h Ethanol 20% 0,05 μg/ml [8]
Ghi chú
[1] Mẫu dùng để chứa đựng chất béo, dầu ăn và thực phẩm chứa chất béo.
[2] Mẫu dùng để chứa đựng đồ uống có cồn.
[3] Mẫu dùng để chứa đựng thực phẩm có độ pH lớn hơn 5.
[4] Mẫu dùng để chứa đựng thực phẩm có độ pH nhỏ hơn hoặc bằng 5.
[5] Đối với dụng cụ sử dụng ở nhiệt độ lớn hơn 1000C điều kiện ngâm 950C trong 30 phút.
[6] Hàm lượng cặn khô không quá 90 µg/ml trong trường hợp mẫu là đồ hộp đã được phủ bên trong một
lớp phủ có nguyên liệu chính là các loại dầu tự nhiên hoặc chất béo và hàm lượng của kẽm oxyd trong
lớp phủ lớn hơn 3%.
[7] Số lượng một chất hòa tan trong cloroform (giới hạn đến 30μg/ml hoặc ít hơn) được xác định khi một
mẫu có thể được sử dụng tương tự như
[6] và số lượng vượt quá 30μg/ml.
[8] Không áp dụng đối với các bao bì, dụng cụ kim loại không phủ 1 lớp nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm.
[9] Dung dịch rửa giải đã được cô đặc 5 lần, mặc dù nồng độ trong dung dịch rửa giải không quá
25μg/ml.

III.PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ LẤY MẪU

Phương pháp thử và lấy mẫu được quy định tại phụ lục hành kèm theo quy chuẩn QCVN 12-3:2011/BYT.

IV. YÊU CẦU QUẢN LÝ

1. Công bố hợp quy

1.1 Các sản phẩm bao bì, dụng cụ kim loại nhập khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này. 1.2 Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ BKHCN ngày 28 tháng 09 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.

2. Kiểm tra nhà nước đối với bao bì, dụng cụ kim loại

Việc kiểm tra nhà nước đối với các sản phẩm bao bì, dụng cụ kim loại phải được thực hiện theo qui định của pháp luật.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm bao bì, dụng cụ kim loại phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.
2. Tổ chức cá nhân chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các sản phẩm bao bì, dụng cụ kim loại sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với các quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

Tải Quy chuẩn QCVN 12-3:2011/BYT (PDF) tại đây: QCVN 12-3_2011_BYT.

Loading

Đánh giá bài viết

Trả lời

Contact Me on Zalo